Giải thích các cụm từ/ cấu trúc hay và khó trong Eng Breaking – Lesson 3

Topic 1: The Triathlete 

 

Word(s)/Structure(s) Explanation

Phân biệt “Triathlete” và “Triathlon

  • Triathlete /traɪˈæθliːt/: mang nghĩa “vận động viên ba môn phối hợp
  • Triathlon /traɪˈæθlən/:  mang nghĩa “cuộc thi ba môn phối hợp

“would” trong “It would be fun to have a workout buddy!”

“It would be fun to have a workout buddy!”(Sẽ rất thú vị khi có một người bạn tập đó!)

  • Trong câu “would” được dùng để nói về giả định – điều người nói tưởng tượng, suy đoán nhưng vẫn dựa vào một suy luận nào đó của bản thân để đưa ra.
  • Chủ ngữ + would + V (động từ)

=>  It would be fun ->Vì “fun” là tính từ nên mượn động từ tobe nguyên thể “BE” làm động từ 

  • To+V: Cụm từ chỉ mục đích -> to have a workout buddy

– Trong câu được hiểu nghĩa là: Sẽ rất thú vị khi có bạn tập đó!

Example:

Tình huống: The class starts at 8:00 am.(Lớp học bắt đầu lúc 8h

She gets up at 7:30 am. => I think she would be late. (Tôi chỉ tưởng tượng, giả định là cô ấy sẽ bị muộn)

workout” và “work out

  • Work out (động từ) = exercise: tập thể dục/ luyện tập thể thao

Example: 

I need to work out more. (Tôi cần luyện tập nhiều hơn nữa.)

  • Workout (danh từ): buổi/bài tập thể dục

Example: 

I always feel better after a good workout. (Tôi luôn cảm thấy tốt hơn sau một bài tập luyện tốt)

Buddy” và “friend

  • Buddy: bạn thân (dùng trong ngữ cảnh thân mật, giao tiếp hàng ngày)
  • Friend: mang nhiều nghĩa hơn –  trong đó có nghĩa : người bạn (dùng linh hoạt trong nhiều ngữ cảnh giao tiếp)

awake” và “get up

Theo từ điển:

  • Awake: vừa là tính từ (adj) và vừa là động từ (verb) nhưng với mỗi chức năng sẽ mang nghĩa khác nhau.

Awake + Tobe + Adj: tỉnh giấc/ thức dậy/giấc (vẫn nằm trên giường)

Example: 

I hope he’s awake now. (Tôi hy vọng bây giờ anh ấy tỉnh giấc.)

Awake + Verb: Đánh thức ai/ dậy khỏi giường

Với nghĩa này thì trong văn nói thường sử dụng “wake up” nhiều hơn.

⇔ Trong bài:  

I’m awake by 4:30 or 5 (Tôi tỉnh giấc lúc 4h30 hoặc 5h) đã sử dụng đúng về văn phạm và nghĩa.

  • Get up: chỉ tới hành động thức dậy và ra khỏi giường (thường là để bắt đầu ngày mới)

by” trong “by 4:30 or 5:00

  • At + time: Chỉ thời gian cụ thể về: giờ+phút
  • By + time: Chỉ thời gian cụ thể về:giờ+phút và nhấn mạnh sự chính xác, giới hạn thời gian của hành động.

Phân tích:

+ I’m awake at 4:30 or 5 

-> Chỉ đơn giản là nói tôi thường thức giấc vào tầm giờ đó hoặc có thể chênh lệch (ví dụ 5h15)

+ I’m awake by 4:30 or 5 

-> Vào đúng, chính xác khung giờ đó là tôi tỉnh giấc, không sau 5h

⇔ Trong bài nhân vật muốn nói đến sự đúng giờ, sự chăm chỉ dậy sớm tập luyện của mình.

join me” và “join with me” 

Why don’t you join me next time? (Sao cậu không tham gia cùng với tôi trong lần tới nhỉ?)

Có thể dùng cả hai cách: “join with somebody” hoặc ” join somebody“.

Trong câu lời mời, gợi ý ai đó cùng tham gia việc mà mình đang làm, thì khi giao tiếp hàng ngày người bản ngữ thường nói : “join somebody“.

Example:

Do you mind if I join you? (Bạn có phiền khi tôi tham gia cùng bạn?

Will you join us for lunch? (Bạn sẽ ăn trưa cùng chúng tớ chứ?)

rainy days” và “rain days

I go to the gym and use an exercise bike on rainy days. (Tôi đến phòng tập thể dục và sử dụng xe đạp thể dục vào những ngày mưa.)

Về cấu trúc ngữ pháp:

+ Rainy (tính từ) nhiều mưa + danh từ -> rainy days (những ngày mưa nhiều)

+ Rain (danh từ) mưa + danh từ -> Cụm danh từ: “ rain days” (những ngày mưa)

⇔ Về cơ bản nghĩa của hai câu trên tương tự nhau và sử dụng linh hoạt.

kind of” trong câu “Sure, just let me know if they ever start my kind of triathlon: sleeping, eating and binge watching TV.

Sure, just let me know if they ever start my kind of triathlon: sleeping, eating and binge watching TV. (Chắc chắn rồi, hãy cho tôi biết khi nào họ bắt đầu cuộc thi ba môn phối hợp theo kiểu của tôi: ngủ, ăn và say sưa xem tivi.)

+ kind of something: nhóm, loại, kiểu nào đó

=> my kind of triathlon: cuộc thi ba môn phối hợp theo kiểu của tôi.

Binge” trong câu “Sure, just let me know if they ever start my kind of triathlon: sleeping, eating and binge watching TV.

Binge (vừa là danh từ vừa có chức năng là động từ): là làm quá nhiều điều gì đó, dành quá nhiều thời gian cho hoạt động nào đó ví dụ như ăn, uống, vui chơi

  • Binge (v) + on something: ăn quá nhiều thứ gì đó

Example: 

She binges on chocolate. (Cô ấy ăn quá nhiều sô-cô-la.)

  • Binge (n): là thời điểm khi 1 hoạt động được thực hiện một cách cực đoan/quá nhiều, đặc biệt là ăn, uống hoặc tiêu tiền.

Trong bài ta có: watch +ing = Danh động từ (lúc này watching là danh từ)

-> Binge (n) + watching/drinking/eating… (n) -> Cụm danh từ

Example: 

binge drinking – nhậu nhẹt

-> binge watching TV (xem TV nhiều lần, suốt ngày = say sưa xem TV)

Sure, just let me know if they ever start my kind of triathlon: sleeping, eating and binge watching TV. (Chắc chắn rồi, hãy cho tôi biết khi nào họ bắt đầu cuộc thi ba môn phối hợp theo kiểu của tôi: ngủ, ăn và say sưa xem tivi.)

Cấu trúc câu “Because I’m already in perfect shape for that!

  • Already” được dùng để nói về một điều xảy ra sớm hơn dự kiến của người nói và thường dùng trong câu khẳng định và câu hỏi.

Phân tích trong bài:

  • I (chủ ngữ)  + am (tobe) + already in (giới từ) +  perfect shape for that (tân ngữ bổ sung).
  •  In perfect shape: trong hình dạng/trạng thái hoàn hảo -> để sẵn sàng làm điều gì đó

Trong câu sử dụng hiện tại đơn để diễn tả 1 sự việc đúng ở hiện tại bạn nhé!

Because I’m already in perfect shape for that! (Bởi vì (hiện tại) tôi đã ở trong trạng thái hoàn hảo cho cuộc thi đó rồi!)

Topic 2: Invitation to What? 

 

Word(s)/Structure(s) Explanation

Yeah, no. I understand.

  • No” ngoài nghĩa là: “không, không đồng ý với ai hoặc điều gì” thì trong văn nói từ “No” còn được người bản ngữ sử dụng để thể hiện sự thất vọng, ngạc nhiên, giận dữ với những gì ai đó vừa nói với bạn.

Trong câu trên thể hiện Robert hơi thất vọng khi Sharon bận việc và không tham gia bữa tiệc. 

pick you up

I’ll pick you up at seven, okay? (Tôi sẽ đón cậu vào lúc 7 giờ, được chứ?)

Cấu trúc:

  • Pick somebody up  = Pick up somebody:  Đón ai đó

Example: 

Jennie will pick Lisa up at 6 PM. (Jennie sẽ đón Lisa vào lúc 6 giờ tối.)

Ngoài ra:

  • Pick sth up: Nâng hoặc mang/ nhấc cái gì đó.

Example: 

The phone rang and I picked it up. (The phone rang and I picked it up.)

  • Pick up: Tăng, phát triển

Example:

Sales have picked up 14% this year. (Doanh số đã tăng 14% trong năm nay.)

  • Pick sb up: Bắt giữ ai đó

Example: 

He was picked up by police.(Anh ta đã bị cảnh sát bắt.)

maybe another time

Khi bạn muốn từ chối lời mời/ gợi ý một cách lịch sự bạn có thể sử dụng “maybe another time” với hàm ý “Có lẽ để một lần khác

Example:

– A: Would you like to go out for dinner tonight?(Bạn có muốn ra ngoài ăn tối nay không?)

– B: Sorry, maybe another time. (Xin lỗi, có lẽ lúc khác/Có lẽ để một lần khác.)

That sounds like a yes

  • “That sounds like a yes”: /ðæt- saʊndz- laɪk- ə – jɛs/ 

+ Ở tốc độ Slow speech giúp học viên làm quen từ vựng, luyện tập.

+ Tốc độ Native speech chính là tốc độ, cách nói trong giao tiếp thực tế của người bản ngữ, nên sẽ xuất hiện những hiện tượng: nối âm, nuốt âm, nhấn mạnh từ quan trọng hoặc đọc lướt âm từ thứ yếu. Vậy nên người học cố gắng luyện nghe nhiều lần để tăng khả năng nghe và cảm nhận âm, từ tiếng Anh.

  • Trong cụm:  “sounds like” – /saʊndz – laɪ/

+ Lúc phát âm âm /z/ ở cuối từ “sounds” nhân vật native uốn lưỡi âm /l/ của từ “like” luôn, thay đổi khẩu hình nhanh và không nhiều nên từ “likekhông rõ âm /l/.

+ Ngoài ra, trường hợp này từ “likekhông phải một từ quan trọng trong câu nên người nói không nhấn mạnh, nó sẽ bị mờ nhạt, nói lướt hơn so với các từ bên cạnh.

How’s

How’s” là viết tắt của : How is/ How has/ How does

Tùy vào vế sau để xác định nó là viết tắt của từ nào.

sound” trong “That sounds like a yes.

– How’s that sound?(Nghe ý đó thế nào?)

– That sounds like a yes. (Có vẻ như đó là một lời đồng ý.)

  • Sound (n): âm thanh mà bạn nghe được

Example: 

Peter heard the sound of gunfire. (Peter nghe thấy âm thanh của tiếng súng.)

  • Sound (v): nghe như, nghe có vẻ, phát ra tiếng kêu.. và sau nó là một tính từ (Adj) khi muốn diễn tả, nhận xét về điều mà bạn nghe, cảm nhận thấy được.

Example:

– His voice sounded strange on the phone. (Giọng của anh ấy nghe có vẻ rất lạ trên điện thoại.)

– This film sounds really exciting. (Bộ phim này nghe có vẻ thú vị.)

How’s that sound?

Phân tích:

  • Câu hỏi đầy đủHow +  does + that (Chủ ngữ thay thế cho nội dung đã đề cập trước đó) + sound? (Nghe ý đó thế nào?)

=> Câu hỏi này dùng để xin ý kiến của ai đó về đề nghị hay ý tưởng của bạn.

Trong giao tiếp người bản ngữ nói gọn là: How’s that sound? 

  • Câu trả lời đầy đủ: That +  sounds (V) + great (adj). (Nghe tuyệt đấy.)
  • Sounds (Động từ số ít thêm “s” chia theo chủ ngữ “that”)

Ngoài ra còn có thể thay thế “great” với những tính từ khác như :“awesome” (đỉnh), “perfect” (hoàn hảo), “fantastic” (tuyệt vời)

forward” trong “I’m looking forward to it!

I’m looking forward to it.

Forward /fɔrwərd/-> nhân vật vẫn phát âm từ. Tuy nhiên khi nói nhanh thì âm /ə/ trong /wərd/ thành âm yếu và được nói lướt âm này.

Cấu trúc “looking forward to”

  • Look forward to something: mong chờ, hào hứng điều gì đó 

Example:

I’m really looking forward to my holiday. (Tôi đang rất hào hứng chờ đón kỳ nghỉ của tôi.)

  • Cấu trúc look forward to + V-ing: mong chờ làm điều gì

Example: 

I’m really looking forward to working with you. (Tôi rất mong chờ làm việc với bạn.)

⇔ Trong bài:

Robert is looking forward to going to the pool party. (Robert mong đợi đến bữa tiệc hồ bơi.)

you bet

You bet” Là cụm thành ngữ nên chúng ta không dịch từ riêng lẻ.

Cụm được dùng trong giao tiếp hàng ngày mang nghĩa: Chắc chắn

Example:

A: Are you coming to the party? (Bạn có đến dự tiệc không?

B: You bet! (Chắc chắn rồi!)

Topic 3: Why Didn’t You Come to My Party? 

 

Word(s)/Structure(s) Explanation

“Throw a huge party” trong “I always throw a huge party for my birthday!”

  • Cụm từ cố định Throw a party: Tổ chức một bữa tiệc

-> Dùng trong ngữ cảnh thân mật, gần gũi

  • Huge (adj) : to, lớn (bổ sung nghĩa cho cụm từ trên)

=>  Throw a huge party: tổ chức một bữa tiệc lớn

⇔  Trong bài:

I always throw a huge party for my birthday! (Tôi luôn luôn tổ chức một bữa tiệc lớn cho sinh nhật của tôi!)

Cấu trúc “Tom: It’s March 21st.” “Liam: It’s on February 19th”

Hai cấu trúc nói ngày:

  • Cách 1: It’s + Tháng/Ngày/Năm
  • Cách 2: It’s + on + Tháng/Ngày/Năm

Cách đọc và viết thứ ngày tháng năm trong tiếng Anh – AnhAnh – Mỹ có sự khác nhau:

Ta có: 

Thứ Hai, ngày 15 tháng Tư năm 2020

  • Anh – Anh: Tương tự như cách viết trong tiếng Việt

Example: 

Monday, 15 April 2020 hoặc Monday, 15th April 2020

  • Anh – Mỹ: ​Thứ, – tháng – ngày, – năm (day, – month – date, – year).

Example:

Monday, April 15, 2020 hoặc Monday, April 15th, 2020

a month away

away” là trạng từ và khi nói về thời gian thì được hiểu là nói về sự kiện nào đó xảy ra trong tương lai.

Example: 

My party is a week away. (Sau một tuần nữa là bữa tiệc của tôi.

-> Được hiểu là: Bữa tiệc sẽ xảy ra sau một tuần nữa.

⇔  Trong bài:

Liam It’s on February 19th, so about a month away. (Sau một tháng nữa là sinh nhật của Liam.)

“No offense” trong “No offense, but you guys are boring.”

  • No offense“:  Bạn không có ý gì/ không muốn ai đó buồn khi nói điều này (điều bạn nói có thể là điều chê trách, không hay….)
  • Christina: No offense, but you guys are boring.

-> Ý Christina là: Cô ấy không có ý xấu gì đâu nhưng phải nói rằng hai bạn ấy hơi nhàm chán.

No offense, but you guys are boring. (Không có ý gì đâu, nhưng các cậu thật nhàm chán.)

Cách dùng Adj+ing Adj+ed

  • Tính từ có đuôi “ed” (“bored”, “interested”…): miêu tả ai cảm thấy như thế nào. 

Example: 

I was really bored during the flight. (Tôi cảm thấy chán trong suốt chuyến bay.)

  • Tính từ đuôi “ing” (“boring”, “interesting”…): miêu tả ai, cái gì mang lại cảm giác như thế nào cho đối tượng khác.

Example: 

It was such a long flight so I was boring. (Đó là một chuyến bay dài, do đó chuyến bay khiến tôi cảm thấy chán.)

⇔ Trong bài:

Việc không thích tổ chức tiệc sinh nhật hoành tráng khiến cho Christina cảm thấy Tom và Liam thật nhàm chán chứ không phải “Tom and Liam are bored” (Tom và Liam cảm thấy nhàm chán)

Câu hỏi đuôi “wasn’t it?” trong câu “The party was great, wasn’t it?

Câu hỏi đuôi là một câu hỏi ngắn được đặt ở cuối 1 câu, thường là trong văn nói. Được người nói nâng giọng cao hơn với mục đích xác nhận lại nội dung hay hỏi ý kiến ai đó.

Cấu trúc cơ bản:

  • Loại 1: Câu khẳng định, Trợ động từ/ Tobe +not + S

Example: 

He is working (Anh ấy đang làm việc), isn’t he? (phải không?)

  • Loại 2: Câu phủ định,  Trợ động từ/ Tobe + S

Example: 

You don’t know Mr.John (Bạn không quen ông John), do you? (phải không?)

⇔ Trong bài 

Tom: The party was great, wasn’t it? (Bữa tiệc hẳn là tuyệt vời phải không?)

-> Câu thuộc loại 1

Was this article helpful?